Kiến Thức Cần Biết Để Tránh Bị Khóa Tài Khoản Amazon Seller
Bán hàng trên Amazon ngày càng trở lên phổ biến tại Việt Nam, Có rất rất nhiều Seller đã và đang tạo ra thu nhập hàng ngàn cho đến trăm ngàn $ hàng tháng, trở thành nguồn thu nhập chính nuôi sống bản thân gia đình. Tuy nhiên số người tha gia nhiều là vậy nhưng không phải ai cũng nắm được luật chơi một cách rõ ràng nhất. Dẫn đến nhiều kết quả đau lòng đã xảy ra 🙂
Thật kinh khủng khi một tài khoản seller amazon đang có một thu nhập tốt nhưng sau một đêm ngủ dậy bạn nhận được một mail từ amazon “Amazon has suspended your account ” nó sẽ làm cho bạn bị sốc và hoang mang không biết phải làm sao, những thành quả của bạn từ trước sẽ tan thành mây khói. Một trong những kinh nghiệm xương máu của mình là trước khi muốn kinh doanh trên một thị trường nào đó bạn phải tìm hiểu và nắm thật rõ những điều luật mà họ đưa ra và tuân thủ theo. Đôi khi chỉ là một sơ xuất nhỏ nó cũng có thể rất nhanh chóng dẫn bạn đến thất bại.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” Ngày hôm nay mình sẽ chỉ cho tất cả các bạn đang đã đang và muốn làm Dropshipping, FBA trên Amazon những kiến thức, luật chơi của amazon để tránh bị suspention tài khoản amazon seller .
Các Hình Thức Kỷ Luật Của Amazon với Tài Khoản Của Bạn
Amazon sẽ có ba hình thức PHẠT tài khoản seller khi vi phạm các chính sách của họ.
#1. Suspention: Tài khoản của bạn bị đình chỉ, khi bị dính suspention bạn vẫn còn cơ hội để mở lại tài khoản nếu amazon cho phép bạn gửi đơn kháng án (lý do bị vi phạm và kế hoạch khắc phục trong tương lai), nếu amazon không cho bạn cơ hội kháng án thì bạn nên lập acc mới và xây dựng lại từ đầu
#2. Dennied: Tài khoản của bạn bị từ chối cũng giống như suspention bạn vẫn còn cơ hội để kháng án lại tài khoản của mình.
#3. Banned: Đây là hình thức phạt nặng nhất của amazon đối với tài khoản seller, bạn sẽ không có bất kỳ một cơ hội nào để kháng cáo vì amazon sẽ loại bỏ mail và không đọc bất kỳ một thư nào từ bạn.
Những Quy Định Quan Trọng Của Amazon
Trước Hết Về việc sử dụng tài khoản hãy nhớ kỹ 2 điều sau
- Bạn Không được phép tạo, mở hai tài khoản seller cùng một thị trường trên cùng một máy tính, khi một máy tính bị suspention, dennied or banned tài khoản seller thì chúng ta không nên đăng nhập một tài khoản seller khác.
- Không được đăng nhập tài khoản seller amazon trên nhiều máy tính khác nhau nếu sử dụng điện thoại để đăng nhập chúng ta nên sử dụng app seller(Androi hoặc IOS)
- Những hành động làm cho những người mua và người bán mất lòng tin vào amazon: Những hành động kêu gọi tiếp thị khách hàng chuyển hướng sang một trang web khác, bán những hàng amazon cấm, những tin nhắn đến khách hàng với những nội dung mang tính chất không tốt về dịch vụ của amazon.
- Tên doanh nghiệp không đúng quy định: Tên doanh nghiệp (để xác định được chủ nhân seller là bạn trên amazon) là một cái tên: xác định chính xác người bán; không sai lệch; và người bán có quyền sử dụng (có nghĩa là tên không bao gồm các thương hiệu, vi phạm phạm bất kỳ thương hiệu hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bất kỳ người nào). Hơn nữa, một người bán không thể sử dụng tên doanh nghiệp có chứa các ký tự như .com, .net, .biz, email…
- Không được đăng tải 1 loại sản phẩm lên amazon nhiều lần, không sử dụng tools để list sản phẩm hàng loạt.
- Gian lận trong Sử dụng các dịch vụ của amazon (ví dụ chạy quảng cáo …)
- Lạm dụng xếp hạng, thông tin phản hồi, hoặc đánh giá: Bất kỳ nỗ lực nào của bạn nhằm gian lận xếp hạng, thông tin phản hồi, hoặc đánh giá trên tài khoản của bạn đều bị cấm.
- Lạm dụng tìm kiếm và duyệt : Khi khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm của Amazon để mong muốn tìm kiếm được kết quả phù hợp và chính xác nhất, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng tất cả những thông tin về sản phẩm, từ khóa, thuật ngữ tìm kiếm phải tuân theo những quy định của amazon, với bất kỳ hành vi gian lận nào nhằm sản phẩm của mình tiếp cận nhanh nhất với người dùng mà không phù hợp điều kiện của amazon đều bị cấm.
Tiếp theo bạn phải nhớ amazon quan tâm nhất là khách hàng của họ, nên chúng ta cần phải có một kế hoạch chăm sóc khách hàng thật tốt, một khi bạn bị khách hàng feedback xấu tài khoản, khiếu nại về một đơn hàng nào đó amazon sẽ đình chỉ hoạt động tài khoản của bạn cho dù tài khoản amazon của bạn đang tốt đến mức nào. Nên chúng ta cần phải giữ các chỉ số sau thật tốt.
1.Performance Metric (Độ quan tâm đến khách hàng)
Order defect rate (tỷ lệ sai sót hàng hóa) (Yêu cầu phải <1%):
+ Negative Feedback Rate( phản hồi tiêu cực của khách hàng): Tỷ lệ phản hồi tiêu cực là số lượng đơn đặt hàng đã nhận được phản hồi tiêu cực chia cho số lượng đơn đặt hàng trong khoảng thời gian xác địn được tính theo đơn vị %. Đây là một trong ba thành phần quyết định đến chỉ số thứ tự Defect Rate.
+ Filed A-to-z Claim Rate (Tỷ lệ bồi thường từ A-Z): Tỷ lệ bồi thường đảm bảo từ A đến z là số lượng đơn đặt hàng đã nhận được một yêu cầu bồi thường chia cho số lượng đơn đặt hàng trong khoảng thời gian quy định. Đó là một trong ba thành phần của chỉ số ODR. Khi tính toán tỷ lệ bồi thường đảm bảo từ A đến z, chúng ta xem xét các lý do khiếu nại của người mua.
+ Service Chargeback Rate: (Tỷ lệ hoàn tiền): Khi người mua khiếu nại với ngân hàng mà họ đặt hàng từ bạn nó được gọi là chareback, Các vấn đề mà khách hàng thường khiếu nại liên quan đến việc đánh cắp thông tin làm mất tiền trong thẻ tín dụng hoặc không nhận được hàng hóa, các mặt hàng bị trả lại nhưng không được hoàn lại tiền, người mua nhận được hàng bị hử hỏng hoặc bị lỗi.
Return Dissatisfaction Rate: Tỷ lệ khách hàng không hài lòng về hàng bị trả lại, mục tiêu <10%
+ Negative Return Feedback Rate: Tỷ lệ phần trăm phản hồi tiêu cực của người mua đối với hàng bị trả lại, khả năng giải quyết các yêu cầu trả lại hàng của khách.
Các tips tránh phản hồi tiêu cực: Cài đặt tự động chấp nhận yêu cầu trả hàng của khách hàng, kiểm tra tình trạng yêu cầu trả lại hàng thường xuyên của khách để phản hồi lại khách hàng nhanh chóng, theo dõi phản hồi của khách hàng.…
+ Late Response Rate: Tagert là phải trả lời khách hàng sau khi nhận được một phản hổi của khách hàng không được quá 48h.
+ Invalid Rejection Rate: Tỷ lệ từ chỗi không hợp lệ, nếu người mua không được chấp nhận hoàn lại tiền khi trả lại hàng hoặc hoàn lại tiền không đủ theo yêu cầu.
Buyer-Seller Contact Metrics: Chỉ số liên lạc giữa người mua và người bán
+ Customer Service Dissatisfaction Rate: Tỷ lệ sự phục vụ không hài lòng khách hàng mục tiêu <25%. Chất lượng phục vụ khách hàng qua việc trả lời tin nhắn của khách hàng về thông tin sản phẩm.
+ Late responses: Trả lời tin nhắn của khách hàng muộn. Amazon quy định thời gian từ khi nhận được tin nhắn của khách hàng cho đến khi phản hồi lại tin nhắn phải nhỏ hơn 24h. Nếu trả lời sau 24h sẽ bị coi là trả lời chậm.
+ Average response time: thời gian phản hồi trung bình, chỉ số này sẽ đánh giá mức độ quan tâm đến khách hàng của bạn, nên mục tiêu giữ được chỉ số này càng nhỏ càng tốt.
Recent Customer Metrics Data: Số liệu liên quan đến khách hàng gần nhất.
+ Pre-fulfillment Cancel Rate (Tỷ lệ hủy đơn hàng): Tỷ lệ hủy đơn hàng là số lượng đơn đặt hàng bị hủy sau khi khách đặt hàng với bất kỳ một lý do nào chia cho số lượng đơn đặt hàng trong thời gian 0-90 ngày.
Cancel Rate = (CancelledOrders) / (TotalOrders) <2.5%
Kinh nghiệm của mình là các bạn nên tính toán thật kỹ việc chọn hàng và để giá bán hợp lý không lúc có đơn hàng chỉ vì lý do về hàng hóa hoặc không có lợi nhuận dẫn đến phải hủy đơn hàng.
Tại sao hủy đơn hàng lại ảnh hưởng xấu đến tài khoản của bạn: Nghĩ một cách đơn giản amazon giống như một cái chợ trong đó có rất nhiều các của hàng bên trong nhiệm vụ của amazon là giữ cho cái chợ đó được trong sạch một khi có 1 seller nào đó làm cho khách hàng không vui họ sẵn sàng đưa ra các biện pháp trừng phạt để tránh những seller kém chất lượng ra khỏi cuộc chơi và hủy đơn hàng là một trong những điều tối kỵ nhất khi kinh doanh trên thị trường đẳng cấp này.
+ Late shipment late: Tỷ lệ đơn hàng bị ship muộn.
Bắt đầu từ ngày 22/09/2014 amazon đã thay đổi cách tính toán tỷ lệ ship hàng muộn
Late shipment rate= (lated shipment orders)/ (TotalOrders)<4%
Lưu ý: Khi có đơn hàng từ chúng ta cần phải quyết định và confirm shipment sớm nhất cho khách tránh để lâu khi mà hiện chữ “late” màu đỏ là chúng ta đã dính tỷ lệ ship hàng muộn
Điều quan trọng là để xác nhận các lô hàng của đơn đặt hàng có đến ta tay khách hàng đúng ngày dự kiến không chúng ta phải luôn luôn theo dõi tracking của nhà vận chuyển vừa thường xuyên cập nhật tình trạng đơn hàng với khách.
+ Tỷ lệ return không hài lòng:
Tỷ lệ Return là phần trăm yêu cầu trả lại đơn hàng hợp lệ mà không được trả lời trong vòng 48 giờ, từ chối không đúng, hoặc nhận được thông tin phản hồi tiêu cực của khách hàng.
Các tip để tránh phản hồi xấu từ khách hàng.
- Cài đặt tự động chấp nhận return hàng của khách, điều này sẽ giảm được phản hồi tiêu cực của khách hàng
- Kiểm tra các tình trạng đơn hàng hàng ngày:Đáp ứng các yêu của khách hàng nhanh nhất khi return hàng.
- Trả lời nhanh chóng:Cần phải trả lời những thắc mắc của khách nhanh nhất có thể.
Bạn có được tạo 2 tài khoản bán hàng trên amazon
Tạo nhiều tài khoản bán hàng: Amazon quy định một người chỉ cho phép được mở một tài khoản bán hàng trên amazon. Nhưng bạn vẫn có thể yêu cầu được mở 2 tài khoản nhưng phải cung cấp những lý do và điều khoản kinh doanh cần mở hai tài khoả hợp lý và được sự phê duyệt của amazon.
Tài khoản đã mở phải ở trạng thái tốt.
- Tài khoản mới lập cần cần phải có một địa chỉ mới và một email riêng
- Không được bán các sản phẩm tương tự nhau trên hai tài khoản.
- Bán các sản phẩm thuộc các category khác nhau trên hai tài khoản
- Cần phải kiểm kê những sản phẩm cần bán ra trên hai tài khoản
Sau khi gửi yêu cầu cho amazon bạn sẽ nhận được câu trả lời trong vòng 2-3 ngày.
Kết Luận.
Hy vọng đọc xong bài viết này, sẽ không ai mắc phải những lỗi mà mình đã nêu phía trên. Nếu bạn còn gì thắc mắc, hay góp ý thêm cho bài viết được hoàn chỉnh hơn nữa. Hãy comment dưới bài viết này nhé.
Xin chào và Hẹn Gặp lại.
Nhãn:Kiếm tiền với Amazon