Tản Mạn Về Việc Học Tiếng Anh
Bài viết này được viết năm 2013 khi mình sắp tốt nghiệp Bách Khoa Hà Nội!
Bạn đang học tiếng Anh theo phương pháp nào? Bạn học tiếng Anh vì mục đích gì? Có phải vì mục đích đủ điểm Toeic/ Ielts để ra trường hay không? Bạn cảm thấy hứng thú hay nhàm chán khi học tiếng Anh? Có khi nào bạn dừng lại ngẫm nghĩ về phương pháp mình đang học. Nó mang lại hiệu quả hay chỉ là một chuỗi ngày dài vật vã. Học Cắm Đầu – Cắm Đầu Học mà không thấy tiến bộ, chán nản, ức chế khó chịu. Quan sát xung quanh bạn bè hầu như ai cũng giống mình rồi từ đó một loạt kết luận được đưa ra
- Mình hết tuổi học tiếng Anh rồi. Giờ có học nữa học mãi cũng chả vào!
- Mình không có năng khiếu học tiếng Anh. Tiếng Anh không phải ai cũng học giỏi được.
- Mình học không giỏi là vì tiếng Anh mình biết qua loa rồi. Phải trong trắng không biết gì thì để học lại từ đầu còn dễ đằng này biết dở dở ương ương nên khó học. Thôi chuyển sang tìm học ngôn ngữ khác.
Thế là quyết định không học nữa. Ngồi hối tiếc quá khứ và ước ao – giá ngày nhỏ, hồi cấp 2, cấp 3 mình chịu khó học tiếng Anh thì có phải bây giờ ngon không?
Đó là câu chuyện mình đã nghe, gặp tiếp xúc quá nhiều kể từ ngày lên học đại học. Và cũng là câu chuyện mà chính bản thân mình đã từng trải qua. Chỉ có khác một điều – mình may mắn hơn vì trong giai đoạn chán nản này mình đã tìm ra được cho bản thân những phương pháp, tư duy phù hợp cho việc học tiếng Anh.
Vậy đâu là lý do chính của vấn đề muôn thủa này – vấn đề mà hầu như đa số học sinh, sinh viên, kĩ sư , cử nhân của chúng ta đều gặp phải. Có phải bây giờ bạn không thể học giỏi tiếng Anh được hay không?
Trong phạm vi bài viết này. Mình không đề cập phân tích sâu về kiến thức tiếng Anh. Hay cách làm bài tập tiếng Anh. Mà mình muốn cùng mọi người đề cập đến một vấn đề khác. Đó là Mindset học tiếng Anh (Cách suy nghĩ về việc học tiếng Anh của chúng ta)
Phương Pháp Học Tiếng Anh Của Mình
Mỗi người một suy nghĩ, một quan điểm. Quan điểm riêng của mình. Tiếng Anh nói riêng cũng như Ngoại ngữ nói chung. Nó có tính tương đối. Khó đối với người nghĩ nó khó, luôn tiêu cực sợ hãi, cố để học, để chạy theo nó. Bởi vì như vậy thì bạn đã thất bại ngay từ lúc chưa vào cuộc chơi.
Còn nếu bạn nghĩ tiếng Anh thật đơn giản. Bạn muốn khám phá nó, bạn cảm thấy vui sướng khi biết thêm một câu mới, giống như một cuộc hành trình vậy. Bạn luôn tràn đầy năng lượng vì bạn biết, phía trước con đường của bạn. còn quá nhiều điều mới mẻ để khám phá. Quá nhiều điều kích thích bạn. – khi đó ngoại ngữ trở lên thực sự dễ dàng. bạn không còn cảm thấy áp lực. Không cảm thấy mệt mỏi nữa.
Nếu bạn nghĩ. Tiếng Anh là ông chủ của đời bạn. Bạn cố gắng học, cố gắng ghi nhớ để làm vừa lòng ông chủ của bạn. Thì không bao giờ bạn tìm được cảm xúc, được năng lượng khi học. Đổi lại, nếu bạn nghĩ tiếng Anh đơn thuần chỉ là một công cụ, nó giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc hơn. Giúp bạn hạnh phúc hơn, kiếm được nhiều tiền hơn.
Ví dụ như mình làm MMO (Dropshipping, FBA…) mình cần tìm hiểu thông tin, mình cần contact với seller, với buyer — khi đó cái mình tập trung đến là thông tin truyền đạt, không phải tiếng Anh. Mình đọc tiếng Anh không phải để học nó. Mà mình đọc để mình hiểu thông tin. Hiểu khách hàng của mình. Hiểu thứ họ muốn truyền đạt cho mình. Để chăm sóc họ được tốt hơn. Gặp từ mới mình không hiểu – không sao – mình cho vào từ điển để dịch. Quá trình cứ lặp lại như vậy, mình kiếm được ngày một nhiều tiền hơn – và từ vựng của mình ngày một nhiều hơn. Khả năng đọc hiểu tốt lên. Yo! cuộc sống thật tươi đẹp 🙂
Mình yêu thích đọc sách và tò mò về Donald J.Trump – Minh mua cuốn “How to get rich” của Ông về đọc. Mình không quan tâm đến học tiếng Anh. Cái mình quan tâm là nội dung cuốn sách, làm thế nào để trở lên giàu có. Cách suy nghĩ của người giàu như thế nào. Mình dùng google translate, dùng từ điển dịch những câu những từ mình không hiểu. Mục đích để hiểu những thông điệp của ông. Mình luôn giữ được sự hứng khởi mỗi khi đọc hết 1 trang sách – cảm thấy hạnh phúc vì những thông tin tác giả cung cấp rất bổ ích. Và vô hình chung từ vựng mình cũng tăng lên 1 cách đáng kể. Khi đọc 100 trang đầu mình đọc rất chậm, dùng nhiều từ điển để tra những từ mới. Khi gặp những từ lặp lại, mình không nhớ nghĩa, chả có gì phải áp lực hay ức chế cả, mình lại mở từ vựng ra tra lại. để rồi đến một lúc nào đó những từ vựng đó in sâu vào tiềm thức mình. Mình không còn phải tra từ điển nhiều nữa. Mình đọc hiểu nhanh hơn. Thật tuyệt vời 🙂
Chung quy lại. Bước đầu tiên để học tiếng Anh là bạn list ra cho bạn một hai chủ đề bạn yêu thích nhất. Có thể là phim us, truyện, Bóng đã… Sau đó đọc, nghe, xem tất cả thông tin về nó bằng tiếng Anh. Đọc một cách thích thú, đọc để nắm được thông tin chứ không phải vì học tiếng Anh.
Ví dụ thay vì lên các trang báo Việt như 24h, Zing… để đọc kết quả euro thì bạn hãy vào skysport.com để đọc . Sẽ rất thú vị đó. Cứ thế cứ thế hàng ngày, bạn học tiếng Anh một cách thụ động, thích thú. Rồi đến một buổi sáng đẹp trời nào đó khi thức dậy – bạn tự nhận ra rằng trình độ tiếng Anh của mình đã tăng lên một level không thể tin được.
Tất nhiên, làm được điều đó không phải là dễ. Bạn cần phải kiên trì, bền bỉ và không bỏ cuộc.
Lời Nhắn Đến Các Bạn Sinh Viên
“Nói riêng với các bạn sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội và các trường đại học có yêu cầu chuẩn tiếng Anh toeic ra trường rằng: Nếu các bạn tốt nghiệp cấp 3 mà tiếng Anh của bạn là con số 0 thì các bạn không phải quá lo lắng. Hãy lên ké hoạch học hành nghiêm túc. Với yêu cầu toeic ra trường là 450 hay 500 bạn học không quá 1 năm là sẽ đạt được thôi. Tin mình đi – mình đã từng trải qua rồi, và mình biết”.
Cuối cùng mình xin gửi lời chúc đến tất cả các bạn. Rất mong mọi người đạt được thành công trên con đường chinh phục đỉnh núi đầy thú vị này nhé, Bye see again!